#1 Dịch vụ và thiết bị PCCC tại Bắc Giang
Hotline: 0962 766 779

Những vấn đề cơ bản về chữa cháy

Những điều cơ bản về chữa cháy Những vấn đề cơ bản về chữa cháy post image

Tổ chức dập tắt đám cháy kịp thời, hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác chữa cháy. Các hoạt động chiến đấu như: cứu nạn, cứu hộ ở đám chát, trinh sát, dập tắt đám cháy, cứu tài sản,… là những nhiệm vụ mà lực lượng chữa cháy phải thực hiện trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi những người tham gia chữa cháy phải có sức khỏe và kiến thức chuyên môn tốt mới có thể hoàn thành được. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lực lượng chữa cháy tại chỗ cần phải hiểu biết những vấn đề cơ bản về chữa cháy.

Những vấn đề cơ bản về chữa cháy là một môn khoa học thuộc chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng Cháy và chữa cháy.

Hiệu quả chữa cháy phần lớn phụ thuộc bởi đặc tính kỹ – chiến thuật của trang bị phương tiện kỹ thuật chữa cháy, trình độ năng lực quản lý và khả năng chỉ huy các hoạt động, chiến đấu của người chỉ huy chữa cháy. Trong khuôn khổ hạn hẹp, tài liệu học tập chỉ đề cập những vấn đề mang tính tống quát nhất. Do đó, trong quá trình chữa cháy, người chỉ huy phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong từng tình huống cụ thể.

  1. Nhận thức chung về chữa cháy
  2. Các hoạt động chữa cháy.
  3. Phương án chữa cháy.

Nhận thức chung về chữa cháy

Khái niệm chữa cháy

Theo khoản 8, Điều 3, Luật phòng cháy và chữa cháy thì: Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng và phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

Theo mục 6.1, TCVN 5303:1990 An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa: Chữa cháy là hoạt động của người và phương tiện chữa cháy với việc áp dụng các phương pháp để ngăn chặn sự lan truyền và dập tắt đám cháy.

Trong quá trình chữa cháy, lực lượng tham gia chữa cháy phải thực hiện nhiều hoạt động như: báo động, báo cháy; huy động lực lượng, phương tiện ; ngắt điện khu vực cháy; triển khai lực lượng phương tiện; cứu người, cứu tài sản và dập tắt đám cháy…

Chữa cháy là một công việc phức tạp, nguy hiểm. Nếu lực lượng chữa cháy tại chỗ tổ chức thực hiện các biện pháp chữa cháy không phù hợp, phối hợp với các lực lượng tham gia chữa cháy không hợp lí thì hiệu quả hoạt động chữa cháy rất thấp, đôi khi còn gây ta hậu quả nghiêm trọng. Để nâng cáo hiệu quả hoạt động chữa háy, người chỉ huy chữa cháy cần có chiến thuật hợp lí.

Chiến thuật chữa cháy được xây dựng trên cơ sở đánh giá tải trọng cơ sở, vận tốc cháy, khả năng cháy lan, kết cấu côn trình xây dựng và giới hạn chịu lửa của vật liệu; xác định hướng cháy lan, hướng nguy hiểm nổ, sập. Qua đó, đưa ra giải pháp sử dụng chất chữa cháy, các dụng cụ cần thiết trong cứu người, cứu tài sản, cách thức tiến hành các hoạt động chữa cháy có khả năng đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế đến mức thấp nhất chi phí chữa cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Theo khoa học kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy: Chiến thuật chữa cháy là tổ hợp các phương pháp và biện pháp chữa cháy được áp dụng, có tính đến khả năng chiến đấu của lực lượng, phương tiện chữa cháy, trong các tình huống đám cháy cụ thể đạt được hiệu quả cao.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Chữa cháy là tổng hợp các hoạt động chiến đấu của lực lượng, phương tiện trên đám cháy để cứu người, cứu tài sản , khống chế và dập tắt đám cháy theo ý đồ chiến thuật của chỉ huy.

Đám cháy và quá trình phát triển của đám cháy

Khái niệm và phân loại đám cháy

Khái niệm đám cháy

Cháy là một hiện tượng hết sức quen thuộc và gần gũi với đời sống của con người. Từ xa xưa, con người đã biết dùng lửa phục vụ đời sống nhưng ngược lại cháy cũng đã gây ra những thảm họa khủng khiếp đối với con người. Sự cháy là phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát sáng. Khi nghiên cứu về cháy để ứng dụng cũng đưa ra những phương pháp phòng cháy và chữa cháy, cần phải nghiên cứu sâu quá trinh diễn biến của nó. Từ đó, các nhà chuyên môn có khái niệm quá trình cháy.

Quá trình cháy là quá trình biến đổi lý hóa tỏa nhiệt phức tạp của hỗn hợp sự cháy và chất oxy hóa thành sản phẩm cháy.

Từ khái niệm này, chúng ta thấy ở đám cháy đồng thời diễn ra nhiều quá trình khác nhau, trong đó có:

  • Quá trình lý học: Quá trình trao đổi nhiệt, quá trình trao đổi khí.
  • Quá trình hóa học: Sự phân hủy các chất cháy ban đầu thành sản phẩm phân hủy nhiệt, sự tương tác giữa các phần tử chất cháy với ôxy trong không khí tạo ta sản phẩm cháy…

Từ định nghĩa về sự cháy , quá trình cháy mà người ta nghiên cứu và đưa ra một số định nghĩa về đám cháy.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5303 – 1990: An toàn cháy thuật ngữ và định nghĩa:

Đám cháy là sự cháy ngoài sự kiểm soát của con người, gây ra thiệt hại về người và tài sản.

Khái niệm này mang tính khái quát về đám cháy, bởi đây là khái niệm phổ thông.

Theo Điều 3, Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001:

Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hạti về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.

Khái niệm rõ hơn so với khái niệm đầu, yếu tố môi trường đã được đề cập đến , tuy nhiên vẫn chưa mang tính chuyên sâu về kiến thức phòng cháy chữa cháy, do vậy các chuyên gia phòng cháy chữa cháy đưa ra khái niệm mang tính đầy đủ hơn.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy.

Đám cháy là quá trình cháy xuất hiện ngẫu nhiên hay ác ý, mà nó còn tiếp tục phát triển và cháy cho đến khi cháy hết hoàn toàn chất cháy, hay xuất hiện các điều kiện dấn đến tự tắt hoặc áp dụng các biện pháp tích cực nhằm khống chế va dập tắt nó.

Các hiện tượng kèm theo

Ở đám cháy diễn ra nhiều quá trình và hiện tượng khác nhau. Trong đó có những hiện tượng mà ở bất ký đám cháy nào chúng ta cũng quan sát được, song có những hiện tượng chúng ta chỉ thấy ở một số đám cháy cá biệt.

Các đặc điểm mà chúng ta thấy ở tất cả các đám cháy được gọi là đặc điểm chung, đó là:

Cháy kèm theo sự sinh nhiệt và truyền nhiệt ra môi trường xung quanh.

Sự tác động của nhiệt đến con người (người tham gia chữa cháy, người bị nạn) rất lớn, từ đó ta cần áp dụng các biện pháp bảo vệ: người tham gia chữa cháy mặc quần áo bảo hộ, phun nước làm mát…

Truyền nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh. Thiếu quá trình này thì quá trình cháy sẽ không tiếp diễn và đám cháy sẽ không phát triển được. Các quá trình trao đổi nhiệt (bức xạ và đối lưu) ở đám cháy là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất khả năng chịu lực của các cấu kiện xây dựng, gây sụp đổ, nổ các thiệt bị máy móc, làm diễn biến của các đám cháy phức tạp và làm cản trở công việc và không chế đám cháy, dập tắt đám cháy.

Cháy kèm theo sản phẩm cháy ở vùng cháy

Khói: ảnh hưởng tầm nhìn, từ đó ảnh hưởng khả năng tiếp cận đám cháy và sẽ làm ảnh hưởng chiến đấu do vậy cần có thiết bị phòng chống khói, khí độc.

Khí độc: Ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp của người tham gia chữa cháy, người bị nạn từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và hiệu quả chữa cháy của người tham gia chữa cháy gặp khó khăn cũng như khả năng thoát nạn của người bị nạn…

Trao đổi khí bằng cơ chế đối lưu của các dòng khí, đưa không khí vào vùng cháy và thải sản phẩm cháy ra môi trường xung quanh.

Ba quá trình cơ bản có liên quan mật thiết với nhau và xây ra ở tất cả các đám cháy.

Ngoài những hiện tượng trên còn một số hiện tượng khác chỉ có ở một số đám cháy cá biệt như:

  • Gây hư hỏng hệ thống máy móc thiết bị, làm biến dạng và sụp đổ cấu kiện xây dựng do sự tác động nhiệt của đám cháy.
  • Gây bị thương và có thể làm chết người.
  • Sinh ra nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn (đám cháy trong không gian kín).
  • Sôi trào bắn tung chất lỏng cháy ra ngoài (bể chứa xăng dầu). Cần quan sát dấu hiện trước khi hiện tượng xảy để triển khai lực lượng, phương tiện ra ngoài vùng ảnh hưởng và cần có các biện pháp phòng ngừa và ứng phó.

Các hiện tượng này là các đặc điểm riêng. Nghiên cứu các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tổ ghức dập tắt các đám cháy đó là:

Việc lựa chọn phương pháp chữa cháy phù hợp.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy.

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment